2019
2019-11-12
Họp kỹ thuật Catch-Mekong tại DLR
Vào ngày 12 tháng 11 năm 2019, DLR đã chào đón các đối tác dự án là WACC và STAC từ Việt Nam cũng như đối tác SEBA Hydrometry từ Đức tới tham dự một cuộc họp kỹ thuật tại Trung tâm Quan sát Trái đất (EOC), Trung tâm Hàng không Vũ trụ Đức (DLR) ở Oberpfaffenhofen, Đức. DLR đã trình bày Cổng Kiến thức Mê Công cuối cùng và bàn giao tài liệu kỹ thuật cho lãnh đạo dự án phía Việt Nam. SEBA Hydrometry và WACC đã ký tài liệu bàn giao chính thức các thiết bị đo được lắp đặt ở Đồng bằng sông Cửu Long.
2019-08-05
Triển lãm: Quan trắc lưu lượng ở Đồng bằng sông Cửu Long bằng công nghệ SEBA-DischargeKeeper
Từ tháng 5 năm 2019, Đối tác của dự án Catch-Mekong - SEBA Hydrometrie GmbH & Co. KG đã đo tốc độ dòng chảy tại Đồng bằng sông Cửu Long như một nghiên cứu khả thi cho việc tính toán lưu lượng liên tục và không xâm lấn của các con sông lớn. Các tính toán được thực hiện tại cầu Mỹ Thuận, cho một đoạn sông rộng khoảng 600 mét. Tốc độ dòng chảy được đo bằng hệ thống lưu lượng dựa trên camera mới được phát triển gần đây- DischargeKeeper.
Các thành phần của DischargeKeeper gồm một camera có chức năng xoay, nghiêng và thu phóng từ xa với một chùm tia hồng ngoại tích hợp, một bộ xử lý, modem truyền dữ liệu từ video được ghi lại mỗi 10 phút. Đo đạc từ ADCP được sử dụng để so sánh. Các kết quả dự kiến sẽ chứng minh tiềm năng của công nghệ DischargeKeeper trong việc cung cấp các kết quả với những thông số kỹ thuật chính xác cho quy mô lớn.
2019-07-01
Thư mời tham dự Hội thảo “JPI Water” tại Paris
Bộ Giáo dục và Nghiên cứu Liên bang (BMBF) có quan tâm đến sáng kiến của Châu Âu về “Những thách thức về nước cho một thế giới đang thay đổi” (Sáng kiến chung, JPI Water). Trong hội thảo “Hướng tới một Chiến lược chung cho Hợp tác quốc tế”, JPI Water đã mời chủ nhiệm dự án Catch-Mekong trình bày về triển vọng hợp tác quốc tế của Việt Nam, đặc biệt là từ dự án Catch-Mekong. Hội thảo diễn ra vào ngày 25 tháng 6 năm 2019 tại Paris và quy tụ 40 nhà khoa học từ EU, Ấn Độ, Nam Phi, Brazil, Trung Quốc và Việt Nam có các nghiên cứu liên quan đến nước tham dự. Những người tham gia đã chia sẻ kinh nghiệm hợp tác quốc tế, thảo luận những thách thức trong quá trình hợp tác và các giải pháp khả thi để phát triển các chương trình trong tương lai.
2019-04-20
SEBA - đối tác của Catch-Mekong tại Đại hội đồng EGU 2019, Vienna 8 - 12 tháng 4
SEBA lần đầu tiên xuất hiện thành công với vị thế độc lập tại một hội nghị khoa học lớn nhất châu Âu về địa lý và môi trường, Đại hội đồng EGU ở Vienna. Hội nghị có sự tham gia của hơn 16.000 nhà khoa học từ 113 quốc gia. Các chuyên gia SEBA đã đóng góp hai bài trình bày dạng poster với các chủ đề về giám sát độ mặn đa mức trong nước ngầm và đo đạc lưu lượng dựa vào camera trên các sông và kênh.
2019-04-05
Hội thảo CNTT về xử lý dữ liệu và quản lý hệ thống thông tin, 1-2 tháng 4 năm 2019, Thành phố Hồ Chí Minh
DLR cùng với Trung tâm Quản lý Nước và Biến đổi khí hậu (WACC) của Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh (VNU-HCM) đã tổ chức một khóa tập huấn kỹ thuật cho việc quản lý và duy trì Cổng Kiến thức Mê Công. Hội thảo diễn ra trong hai ngày, những người tham gia đã được học và thực hành các kỹ thuật CNTT tiên tiến như ảo hóa môi trường, xử lý dịch vụ web và cấu hình hệ thống. Ngoài ra, những người tham gia đã trao đổi kinh nghiệm về quản lý cơ sở dữ liệu, tập trung vào xử lý dữ liệu địa lý cũng như truy vấn dữ liệu dựa trên các câu lệnh SQL phức hợp.
2019-03-24
SEBA - Đối tác của Catch-Mekong trình bày tại Sáng kiến Hợp tác về Nước của Việt Nam (VACI) và Tuần lễ Nước Quốc tế Việt Nam tại Hà Nội ngày 21-22/3/2019
Vào ngày 21 và 22 tháng 3 năm 2019, Sáng kiến Hợp tác về Nước Việt Nam (VACI) đã diễn ra cùng lúc với Tuần lễ Nước Quốc tế Việt Nam tại Hà Nội. Gần một nghìn diễn giả chính, đại biểu và khách mời từ 30 quốc gia đã tham dự hội nghị. Tại triển lãm đi kèm, các công ty và tổ chức đã trưng bày trong lĩnh vực công việc của họ, trong đó có Đối tác của Catch-Mekong - SEBA Hydrometrie, đã trình bày kết quả dự án về giám sát thủy văn ở Đồng bằng sông Cửu Long.
2019-02-26
Họp dự án Catch-Mekong tại thành phố Hồ Chí Minh
Ngày 26 tháng 2 năm 2019, các đối tác Việt Nam và Đức của dự án đã tổ chức họp dự án chung tại Trung tâm Ứng dụng Công nghệ Vệ tinh miền Nam (STAC) tại thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam do Trung tâm Quản lý Nước và Biến đổi Khí hậu (WACC) trực thuộc Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh (VNU-HCM) tổ chức. Tất cả các đối tác của dự án đã gặp nhau để trình bày kết quả của các đợt đo đạc ở Đồng bằng
sông Cửu Long do WACC tổ chức và hợp tác chặt chẽ với Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Địa chất Đức (GFZ,) Viện Thủy lực, Kỹ thuật Ven bờ và Đường thủy Ludwig-Franzius (LU-FI) và Công ty SEBA Hydrometrie kể từ cuộc họp khởi động dự án tổ chức tháng 7 năm 2017. Ngoài ra, kết quả dự án về phân tích quan sát Trái đất đã được trình bày bởi các đối tác dự án gồm STAC, Công ty EOMAP và đơn vị viễn thám của Đại học Wurzburg. Trung tâm Hàng không vũ trụ Đức (DLR) đã báo cáo về những tiến bộ đạt được trong quá trình phát triển Cổng kiến thức Mekong.
2018
2018-10-30
Triển lãm: Khảo sát thực địa trong mùa lũ gần thành phố Vĩnh Long
Đo đạc các thông số thủy văn, hình thái và trầm tích gần thành phố Vĩnh Long được thực hiện bởi Viện Ludwig-Franzius (LuFI) trong mùa lũ vào tháng 9 / tháng 10 năm 2018. Để so sánh kết quả giữa mùa lũ và mùa kiệt, cùng một bộ cảm biến được sử dụng cho cả hai đợt khảo sát (đo sâu hồi âm đa tia, ADCP, LISST và CTD). Lưu lượng đo được lớn nhất vào mùa thu cao gấp đôi vào mùa xuân, điều này cho thấy có một chế độ thủy văn và trầm tích khác nhau đáng chú ý ở sông Mekong. Trong số các khía cạnh thú vị khác, đợt khảo sát thứ hai tập trung vào sự phát triển hình thái của các khu vực cụ thể (các mỏ cát, hố nạo vét), đã được xác định trong mùa kiệt.
2018-10-04
Dự án Catch-Mekong trình bày tại Hội thảo Copernicus cho Nghề cá và Nuôi trồng Thủy sản
Ngày 2 tháng 10 năm 2018 tại Brussels, DLR đã trình bày công việc của dự án Catch-Mekong về phân tích viễn thám lập bản đồ nuôi trồng thủy sản và ước tính sản lượng ở đồng bằng sông Cửu Long tại hội thảo đầu tiên của Ủy ban châu Âu về “Copernicus cho Nghề cá và Nuôi trồng thủy sản”. Các chuyên gia quốc tế trong lĩnh vực viễn thám và giám sát trái đất về các nguồn tài nguyên biển và ven biển đã thảo luận tương lai tích hợp các công nghệ mới sẵn có cho quản lý, lập bản đồ và giám sát ven biển bao gồm các công nghệ EO ví dụ như dữ liệu vệ tinh Sentinel mở và miễn phí.
2018-09-03
Thuyết trình của Dự án tại “Tuần lễ Nước Thế giới” Stockholm 2018
Vào ngày 29/8/2018 đã có một bài thuyết trình về Dự án Catch Mekong tại “Tuần lễ Nước Thế giới” tổ chức tại Stockholm – một trong những hội nghị lớn nhất của cộng đồng quốc tế về các vấn đề nước toàn cầu. “Future Earth Coast” một tổ chức hỗ trợ phát triển bền vững toàn cầu, bao gồm các nhà nghiên cứu, nhà tài trợ và những người sử dụng kiến thức, đã mở màn phiên họp với một báo cáo có tiêu đề “Hành động Cân bằng Nguồn-tới-Biển – Các nhu cầu của Hệ Sinh thái và Phát triển”, nơi buổi thuyết trình diễn ra.
2018-08-02
Phao ADCP hoạt động trên sông Mekong
GFZ đã phát triển một phao sông được trang bị để theo dõi liên tục các profile vận tốc và nồng độ trầm tích lơ lửng bằng ADCP hướng xuống. Phao được vận chuyển đến Việt Nam và neo đậu cạnh tàu quan trắc thủy văn tại cầu Mỹ Thuận gần Vĩnh Long trên sông Tiền vào đầu tháng 3. Nó hoạt động độc lập và ghi lại dữ liệu theo thời đoạn 15 phút. Dữ liệu được truyền tự động đến GFZ để lưu trữ và xử lý. Mục đích của phao là kiểm tra khả năng quan trắc lưu lượng, vận tốc và trầm tích lơ lửng thường xuyên của nó so với quan trắc bằng thủ công. Nếu thành công, phao có thể cung cấp thêm kỹ thuật với chi phí thấp cho các vị trí quan trắc có người vận hành ở những nơi khác tại đồng bằng sông Cửu Long.
2018-05-24
Đo đạc các thông số thủy văn, hình thái và trầm tích gần Vĩnh Long
Vào tháng 4 và tháng 5 năm 2018, một đợt khảo sát quy mô lớn đầu tiên trên sông Mekong, gần thành phố Vĩnh Long, được thực hiện bởi Viện Ludwig-Franzius (LuFI). Trong suốt đợt khảo sát, độ sâu cục bộ cũng như một vài thông số về thủy văn và trầm tích đã được thu thập cho mùa khô năm nay. Độ sâu được đo bằng bộ hồi âm đa kênh, trong khi đó ADCP và máy dò LISST được sử dụng để đo vận tốc dòng chảy và đúng hơn là kích thước hạt trầm tích trong cột nước. Hơn nữa, thiết bị lấy mẫu bùn cát đáy được sử dụng để lấy thông tin về việc vận chuyển bùn cát đáy bằng tay.
Một đợt khảo sát hiện trường thứ hai đã được lên kế hoạch cho mùa thu năm 2018 để có được bộ dữ liệu cho mùa lũ năm nay.
2018-03-08
Họp dự án thường niên tổ chức tại Trung tâm Hàng không Vũ trụ CHLB Đức
Các đối tác Đức của dự án Catch-Mekong đã họp vào ngày 8 tháng 3 trong cuộc họp thường niên tại Trung tâm Hàng không Vũ trụ Đức (DLR) ở Oberpfaffenhofen gần Munich. Tất cả các đối tác đã trình bày các kết quả nghiên cứu mới nhất. Các kế hoạch khảo sát hiện trường năm 2018 đã được thảo luận và điều phối. Lịch trình cho các hoạt động dự kiến tại vùng ĐBSCL đã được đưa ra.
2018-01-01
PXử lý và phân tích các dữ liệu thủy văn và địa hình/độ sâu có sẵn
Để thiết lập các mô hình số về hình thái thủy văn sông Mê Công, các bộ dữ liệu các thông số thủy văn (lưu lượng, mực nước) và địa hình/độ sâu (xem hình 1) đã được Viện Ludwig-Franzius (LuFI) thu thập, xử lý và phân tích.
Các bộ dữ liệu hiện có của các đối tác dự án phía Đức và Việt Nam do đó được bổ sung từ các nguồn dữ liệu sẵn có từ Ủy hội Sông Mê Công (MRC). Các mô hình số, tập trung ở đoạn sông khoảng 20km từ thượng lưu cầu Mỹ Thuận, được xây dựng từ phần mềm Delft3D. Các dữ liệu bổ sung cho việc hiệu chỉnh và kiểm định các mô hình số sẽ được thu thập trong 2 đợt khảo sát hiện trường, đã lên kế hoạch thực hiện vào mùa xuân và thu 2018.
Hình 1: Biến đổi độ sâu gần Cầu Mỹ Thuận. (a) Độ sâu 1998, (b) Độ sâu 2008, (c) Khác nhau về độ sâu giữa năm 1998 và 2008. Hình ảnh vệ tinh thể hiện sự thay đổi của dòng sông lần lượt vào ngày 9/1/1998 và ngày 8/2/2008. Nguồn dữ liệu đo độ sâu: Ủy hội Sông Mê Công.
2017
2017-12-28
Lắp đặt các trạm đo nước ngầm tại Trà Vinh
SEBA Hydrometry đã xây dựng các trạm đo nước ngầm (GWM) cho vùng ĐBSCL. Vào tháng 12 năm 2017, các đồng nghiệp từ SEBA Hydrometry và GFZ Potsdam đã đến Trà Vinh để thiết lập 8 trạm GWM trong khuôn viên Trường Đại học Trà Vinh (xem hình). Các trạm đo được trang bị các cảm biến mực nước và công nghệ truyền dẫn đa tầng. Công nghệ truyền dữ liệu từ xa đã được đưa vào hoạt động và đã được thử nghiêm từ tháng 1 năm 2018.
2017-11-25
Những thay đổi dài hạn về hình thái bờ biển đã được định lượng cho toàn vùng ĐBSCL
Gần đây, các nhà khoa học từ Trường Đại học Würzburg đã đánh giá những thay đổi hình thái bờ biển dài hạn cho toàn vùng châu thổ Mê Công ở Việt Nam. Trên cơ sở các hình ảnh vệ tinh SPOT-5 từ năm 2003 và dữ liệu Sentinel-2 từ năm 2017, xói lở bờ biển và mất đất cũng như các quá trình bồi tụ phù sa được định lượng mỗi 500m cho toàn bộ đường bờ biển vùng đồng bằng.
Như được thấy trên hình, đặc biệt dọc theo các đường bờ biển phía Đông Nam và Tây Nam tỉnh Cà Mau, tốc độ xói lở rất cao gây ra mất đất tới 750m trong vòng 15 năm qua.
2017-10-15
Các đo đạc kiểm tra ở Vịnh Jade, CHLB Đức
Để có thể đo các tốc độ vận chuyển bùn cát đáy trong dòng Mê Công, một phương pháp thu mẫu bùn cát đáy đã được Viện Ludwig-Franzius (LuFI) sản xuất.
Việc lấy mẫu bùn cát đáy, trực tiếp từ lòng sông, có thể được kết hợp với các thiết bị đo đạc bổ sung (ví dụ: dùng LISST thăm dò lượng phù sa trong cột nước). Các phương pháp đo đạc tại hiện trường đầu tiên với mẫu bùn cát đáy được thực hiện tại Vịnh Jade (Đức), vì những điều kiện biên có sẵn (độ sâu nước, vận tốc dòng chảy, đặc tính phù sa) có thể so sánh được với sông Mê Công gần cầu Mỹ Thuận nơi hai đợt khảo sát hiện trường sẽ được thực hiện vào mùa xuân và thu năm 2018.
2017-09-15
Dữ liệu vệ tinh Sentinel-2 cho ĐBSCL
Các nhà khoa học từ Trung tâm Hàng không Vũ trụ Đức và các đồng nghiệp từ Đại học Würzburg đã xử lý đã xử lý hàng terabyte các hình ảnh vệ tinh radar và quang học có độ phân giải cao để xác định và hiểu các quá trình liên quan đến con người và tự nhiên ở ĐBSCL. Với độ phân giải cao về mặt không gian và thời gian, các vệ tinh Sentinel-1 và Sentinel-2 thế hệ mới đã cung cấp cơ sở dữ liệu lý tưởng cho nghiên cứu này.
Ảnh tổ hợp màu giả của ĐBSCL thể hiện trong hình dưới đây thu được từ tổng cộng 475 mảnh Sentinel-2 Level 1C được ghi nhận trong giai đoạn hơn hai năm. Với 3 kênh/phổ màu, hình ảnh kết hợp với đánh giá thống kê cho tất cả các dữ liệu, trong trường hợp này các giá trị phản chiếu hàng năm thấp nhất, trung bình và cao nhất theo phổ hồng ngoại gần (NIR).
Cách tiếp cận này cho phép, ví dụ như việc tìm ra các mô hình không gian-thời gian chi tiết đối với lũ tự nhiên vùng đồng bằng và các chu kỳ canh tác lúa. Các vùng tối được bao phủ quanh năm bởi nước, các vùng sáng không bị bao phủ bởi nước. Các vùng màu bị ngập tạm thời, do đó các bề mặt có màu xanh da trời tối là những nơi trồng lúa hai vụ và do đó được bao phủ bởi nước trong một giai đoạn lâu hơn so với các vùng có màu ngọc lam nơi trồng lúa ba vụ mỗi năm.
2017-08-02
Bắt đầu xử lý chuỗi thời gian Landsat cho lưu vực Mê Công
Đối tác EOMAP của Catch-Mekong đã bắt đầu quá trình xử lý các dữ liệu Landsat USGS thu được để khai thác thông tin chuỗi thời gian về tải lượng phù sa của sông Mê Công.
Đối với vùng này, dữ liệu có từ năm 1987. Là khu vực chính được quan tâm, phần trung lưu và hạ lưu của sông Mê Công đã được xác định, bắt đầu từ biên giới giữa Trung Quốc, Myanmar và Lào và chạy xuống vùng đồng bằng ở Việt Nam. Do lượng lớn các dữ liệu vệ tinh có trong khoảng thời gian 30 năm, các đối tác đã đồng ý chỉ sử dụng dữ liệu từ các lớp ảnh Landsat được chụp như mô tả trong phần tổng quan bên dưới (màu cam). Do các ảnh vệ tinh thu được trong khu vực bị hạn chế bởi mây và sương mù, nhóm nghiên cứu kỳ vọng thu được khoảng 10 thông số chất lượng cao mỗi năm về tổng vật chất lơ lửng, để phục vụ dữ liệu hiệu chỉnh cho mô hình thủy văn tiếp theo được thực hiện bởi Trung tâm Nghiên cứu Địa cầu CHLB Đức, GFZ.
2017-07-31
Lắp đặt các trạm quan trắc xâm nhập mặn vào nước ngầm bắt đầu thực hiện tại Trà Vinh
Một nhóm các nhà khoa học từ Trường Đại học Trà Vinh, Trung tâm Nghiên cứu Địa cầu CHLB Đức GFZ, Công ty SEBA của Đức và Trung tâm Quản lý Nước và Biến đổi Khí hậu (WACC) đã bắt đầu thiết lập một mạng lưới quan trắc xâm nhập mặn tại tầng nước ngầm nông.
Hai khu vực được chọn thí điểm tại thành phố Trà Vinh cho thấy các đặc tính địa chất thủy văn riêng: một khu vực với đất sét chiếm ưu thế điển hình cho vùng phía Nam của ĐBSCL, và một khu vực khác với các đụn cát cổ nằm gần sông Mê Công. Mạng lưới quan trắc bao gồm 8 giếng quan trắc nước ngầm, mỗi giếng ghi nhận suất dẫn tại 3 độ sâu khác nhau, 3 trạm quan trắc chất lượng nước tại các kênh xung quanh vùng thí điểm, và 2 trạm thời tiết. Tất cả các trạm được trang bị truyền dẫn dữ liệu từ xa để điều khiển online và dự kiến vận hành vào tháng 9.
2017-07-30
Các tính toán thử nghiệm đầu tiên gần Vĩnh Long
Vào ngày 11 và 12 tháng 7, các tính toán đầu tiên được thực hiện trên sông Mê Công tập trung tại vùng gần Vĩnh Long do các nhà khoa học của Trung tâm Quản lý Nước và Biến đổi Khí hậu (WACC) và Viện Ludwig-Franzius (LuFI) thực hiện. Nghiên cứu bao gồm các tính toán về tốc độ dòng chảy và độ sâu mực nước tại các mặt cắt ngang được lựa chọn. Các tính toán sẽ được tham khảo để lên kế hoạch khảo sát hiện trường mở rộng do LuFI thực hiện vào mùa thu 2017, với mục đích hiểu thêm về quá trình vận chuyển phù sa trong khu vực và hình thái học dòng sông trong suốt mùa lưu lượng nước lớn. Thêm vào đó, bộ dữ liệu thu thập được sẽ được sử dụng để thiết lập và hiệu chỉnh các mô hình số thủy động lực học.
2017-07-25
Hội thảo khởi động dự án Catch-Mekong được tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh
Tất cả các đối tác Đức và Việt Nam của dự án Catch-Mekong tham dự buổi họp Khởi động chính thức của dự án do Trung tâm Quản lý Nước và Biến đổi Khí hậu (WACC) thuộc Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh (VNU-HCM) thực hiện vào ngày 10 tháng 7.
Tất cả các đối tác trình bày công việc họ sẽ đóng góp cho các chủ đề nghiên cứu riêng lẻ cũng như các gói công việc. Thêm vào đó, các lĩnh vực trọng tâm về đo đạc thực địa thủy văn được xác định và các vấn đề hợp tác trong tương lai cũng đã được thảo luận. Sau cuộc họp khởi động dự án, các đối tác Đức và Việt Nam đã tới tham quan các vùng trọng điểm ở ĐSCL để thực hiện bước đầu việc khảo sát thực địa và lắp đặt thiết bị.
2017-04-23
Cuộc họp kỹ thuật đầu tiên của liên minh Đức tại DLR
Các đối tác Đức của dự án Catch-Mekong đã họp để thảo luận về kỹ thuật lần đầu tại Trung tâm Quan trắc Trái Đất (EOC), tại Trung tâm Hàng không Vũ trụ (DLR), đặt tại Oberpfaffenhofen gần Munich. Tất cả các đối tác trình bày các mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ công việc đã được lên kế hoạch của mình. Khung thời gian cho các hoạt động dự kiến được phác thảo và kế hoạch phối hợp tham gia khảo sát hiện trường tại ĐBSCL đã được đưa ra.
2015
2014
2014-06-18
Chuyến thăm đầu tiên của Bộ đến vùng dự án trọng điểm Hồ Tonle Sap
Vào thời điểm bắt đầu dự án CATCH MEKONG, một đoàn đại biểu của Bộ Nghiên cứu và Giáo giục - CHLB Đức BMBF đã đến thăm một trong những vùng dự án trọng điểm – Hồ Tonle Sap ở Campuchia. Một hội thảo chung giữa Trung tâm Hàng không Vũ trụ Đức, Đại học Hoàng gia Phnom Penh, và Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam đã nêu lên những thách thức mà khu vực đang đối mặt, cũng như các chủ đề nghiên cứu cụ thể mà sẽ được dự án tập trung thực hiện tại vùng này. Sau đó, một chuyến tham quan đến vùng Hồ Tonle Sap đã giúp hiểu hơn về những thách thức được nhắc đến ở trên liên quan đến dao động lũ, bảo vệ và quản lý bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên như nước, rừng, và cá,.., để đảm bảo an ninh lương thực cho người dân địa phương, etc.
2013
2013-05-10
Hội nghị chuyên đề Môi trường Mê Công 2013 tại TP. Hồ Chí Minh
Hội nghị chuyên đề Môi trường Mê Công 2013 tại thành phố Hồ Chí Minh đã thành công tốt đẹp. Ngày đầu tiên của Hội nghị có hơn 400 đại biểu tham dự gồm các bên liên quan, người ra quyết định, các nhà khoa học và các chuyên gia về sông Mê Công. Ba Thứ trưởng của Việt Nam (đại diện cho các Bộ Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nông nghiệp và PTNT) cùng các Thứ trưởng của Bộ Môi trường và các đoàn đại biểu cấp cao của các quốc gia vùng Mê Công cũng như CEO của Ủy hội sông Mê Công đã tham gia sự kiện. Trong các ngày diễn ra các sự kiện khoa học vào ngày 6 và 7 tháng 3 cũng có hơn 350 người tham dự.
Hội nghị chuyên đề đã tạo ra một nền tảng đối thoại bàn tròn để trao đổi các nội dung như thủy văn vùng lưu vực Mê Công, tác động của thủy điện, sinh thái thủy sinh, động thái sử dụng đất, sinh kế nông thôn, cũng như chia sẻ thông tin và kiến thức quản lý. Tất cả cùng nhấn mạnh rằng lưu vực Mê Công – một trong những lưu vực lớn nhất thế giới – cần nhiều nghiên cứu ứng dụng, trao đổi kiến thức, cũng như sự quan tâm về chính trị và tài trợ để giải quyết những thách thức mà lưu vực đang đối mặt. Để đạt được tương lai bền vững, những nỗ lực hợp tác theo hướng quản lý lưu vực xuyên quốc gia có thể đảm bảo sự cân bằng giữa phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên phải được cam kết.
Xem thêm thư viện ảnh tại đây.